Học lái xe tại Nghệ An  - Đào tại học lái xe tại Vinh  - Trung tâm đào tạo học lái xe tại Nghệ An  - Học lái xe b2 tại Vinh  - Học lái xe tại Vinh

Một số kinh nghiệm bảo dưỡng, chăm sóc lốp xe ô tô

Lốp xe chính là bộ phận duy nhất của ô tô tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Vì vậy việc chăm sóc lốp xe ô tô, kiểm tra và bảo dưỡng lốp xe thường xuyên sẽ giúp cho ô tô vận hành được ổn định, tiết kiệm nhiên liệu hơn và hơn hết là đảm bảo an toàn cho người sử dụng ô tô.

1

Một số kinh nghiệm bảo dưỡng, chăm sóc lốp xe ô tô cụ thể cho xe ô tô của TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HỌC LÁI XE CHUYÊN NGHIỆP, GIÁ RẺ TẠI TP VINH, NGHỆ AN, HÀ TĨNH đây sẽ giúp bạn có những chuyến đi an toàn hơn.

2

  1. Kiểm tra độ mòn

Lốp quá mòn sẽ dễ bị nổ dẫn đến việc lái xe mất kiểm soát, nguy cơ tai nạn cao. Chính vì vậy, các nhà sản xuất đều khuyến cáo người sử dụng xe bơm lốp đúng áp suất, thường xuyên kiểm tra độ sâu của hoa lốp, thay lốp trước khi mặt gai mòn tới 1,6mm. Sự an toàn của người ngồi trên xe, tính linh hoạt của xe phụ thuộc rất nhiều vào mức độ mòn của lốp xe vì độ mòn và độ sâu gai lốp hợp lý có tác dụng phân tán nước, giảm nguy cơ trượt nước.

3

  1. Giữ áp suất lốp tối ưu

Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất lốp xe Nhật Bản (JATMA), áp suất bên trong lốp mặc nhiên giảm từ 10 đến 20 kPa mỗi tháng (1kPa = 0,01 kg/cm2). Vì thế, việc kiểm tra áp suất lốp cần được thực hiện thường xuyên. Kiểm tra định kỳ ít nhất mỗi tháng một lần khi lốp ở trạng thái “nguội” hoặc khi dừng xe khoảng 3 giờ. Trang bị thêm dụng cụ chuyên dụng đo áp suất nếu chủ xe tự bơm hơi cho lốp ôtô tại nhà. Chỉ số áp suất tối ưu thường được ghi trên thành cửa phía ghế lái. Một chút lưu ý là bánh xe có thể mất áp suất đột ngột khi xe đi vào ổ gà hoặc va với lề đường.

Giữ áp suất lốp tối ưu

  1. Kiểm tra van lốp

Thông thường, các loại van và linh kiện cấu tạo nên van được làm bằng cao su nên rất dễ bị xuống cấp. Khi xe di chuyển ở tốc độ cao, lực ly tâm có thể khiến van (bị xuống cấp) uốn cong khiến không khí bị thất thoát. Bên cạnh đó, góp phần quan trọng bảo vệ van lốp là nắp van. Bộ phận này sẽ giúp van tránh được bụi bẩn hoặc những tác động khác làm hỏng van.

4

Để đảm bảo an toàn, bạn nên kiểm tra van lốp theo định kỳ. Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hỏng hóc nào thì bạn nên thay chúng chứ không nên cố dùng hoặc tìm cách sửa chữa vì việc thay van mới không tốn quá nhiều kinh phí mà lại đảm bảo an toàn cho người sử dụng xe cũng như duy trì được áp suất phù hợp và tăng tuổi thọ lốp xe.

5

  1. Đảo lốp

Sau khoảng 8.000 km, việc đảo lốp nên được thực hiện. Phương pháp đảo lốp được thực hiện như sau: hai bánh trước đưa xuống phía sau, hai bánh sau đổi chéo lên phía trước.

6

Nếu thay mới một bánh ở phía trước, nên chọn bánh sau có độ mòn tương đương bánh trước không cần thay để thế chỗ vị trí bánh cần thay. Đồng thời chuyển bánh mới về phía sau. Nếu thay hai bánh mới, không kể vị trí, nên lắp đặt ưu tiên cho phía trước. Mục đích của việc làm này là giảm thiểu độ lệch của tay lái và “gia cố” sự an toàn cho xe. Bởi mức độ nguy hiểm khi xảy ra sự cố ở bánh trước thường cao hơn so với bánh sau.

7

  1. Sử dụng lốp có thông số phù hợp

Mỗi lốp xe đi kèm một thông số kỹ thuật nhất định. Ví dụ: Lốp xe Grand i10 có kích cỡ 165/65/R14 thì chiều rộng là 165 mm, bề dày của lốp là 107,25 mm và kích thước mâm (la-zăng) tương ứng 14 inch (355,6 mm).

8

Người sử dụng nên kiểm tra thông số kỹ thuật trên lốp xe để thay đổi kích cỡ lốp trong phạm vi cho phép của nhà sản xuất. Bởi vì, thay đổi kích thước lốp làm thay đổi độ rộng, bề dày của lốp và mâm xe đi kèm. Nếu bề dày của lốp và mâm xe cùng thay đổi nhưng không ảnh hưởng đến chiều cao chuẩn ban đầu, thì không ảnh hưởng đến thông số kỹ thuật của xe. Khác biệt về kích thước giữa bánh xe cũ và bánh xe mới, các hãng xe khuyến cáo không quá 3%.

9

Lốp xe liên quan đến tốc độ vòng quay và hành trình piston của xe. Vì vậy, nếu thay đổi kích thước lốp xe vượt quá sai số cho phép 3% như thiết kế ban đầu, quãng đường đi được và vận tốc trên đồng hồ công tơ mét hiển thị không chính xác so với thực tế. Nghiêm trọng hơn, xuất hiện những hư hỏng không đáng có ở động cơ nếu sử dụng trong thời gian dài.

10

  1. Kiểm tra lốp dự phòng

Việc kiểm tra, chăm sóc cho những chiếc lốp xe không đơn giản chỉ là chăm chút cho những chiếc lốp chính. Hãy dành thời gian để thực hiện tương tự những công việc như vậy với chiếc lốp dự phòng trên xe của bạn. Đề phòng những trường hợp không may khi cần thay lốp mà chiếc lốp này lại không đáp ứng được tiêu chuẩn.

11

Nếu xe bạn bị thủng lốp song lốp dự phòng lại không đủ tiêu chuẩn. Thật không hay chút nào khi phải chạy xung quanh để tìm một cửa hàng bán lốp xe. Vì vậy, hãy đảm bảo chắc chắn là bạn đã kiểm tra tất cả những điểm trên với lốp dự phòng của bạn. Điều này cũng quan trọng không thua kém gì việc kiểm tra lốp chính của xe.

12

  1. Cách bảo quản lốp ô tô khi lâu ngày không dùng

Khi không sử dụng xe một thời gian dài, để duy trì được độ đàn hồi, rắn chắc và tránh được tình trạng rạn nứt/ co giãn vì nhiệt độ thì lốp nên được bảo quản cẩn thận. Lốp xe cần được bảo quản ở nơi thông gió, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hay mưa bão, tránh khu vực có hóa chất, hydrocarbon hoặc dung môi đồng thời không để lốp ở nơi có khả năng thẩm thấu cao su.

13

Nguồn: Tin tổng hợp trên mạng

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận